HOA HOÈ Hoa hòe có vị đắng, tính bình, mát, không độc. Tác dụng của hoa hoè là có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, cao huyết áp, mất ngủ của y học cổ truyền. Cây hoa hòe Tên khác: Hòa thực, hòe mễ thán, hòe hoa, cây hòe, hòe nhụy, hòe giao Tên khoa học: Styphnolobium japonicum Họ: Đậu ( Fabaceae ) I. Mô tả về cây hoa hòe Đặc điểm thực vật Cây thân gỗ to, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có thể phát triển đến chiều cao khoảng 15m. Từ thân mọc ra nhiều nhánh, cành cong queo. Lá kép lông chim chứa 9 – 13 lá chét có hình trứng, nhọn ở đỉnh, mọc đối. Càng về phía ngọn cuống thì các cặp lá chét thường có khuynh hướng to hơn. Mặt trên của lá chét màu xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, chiều dài dao động từ 1,5 đến 4,5 cm. Gân nằm giữa lá và nổi rõ ở mặt dưới, 2 bên mọc 3 – 5 cặp găn phụ, trên gân được bao phủ một ít gân màu nâu. Cuống lá phình dài, hình trụ, màu xanh dài khoảng 3 đến 4mm Hoa hòe mọc thành cụm ở đầu cành, hình ...
KÊNH THÔNG TIN SỨC KHỎE & DƯỢC PHẨM BỔ ÍCH TẠI VIỆT NAM