Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

✅ CÂY MÚ TỪN 👉 ĐẶC TRỊ YẾU SINH LÝ

  Cây Mú Từn Cây Mú Từn  có tên khoa học là Rourea oligophlebia Merr thuộc họ dây khế. Mú từn thuộc loại dây leo thân gỗ , dài 6-20m . Cành non nhiều lông mềm. Lá kép có từ 7-19 lá phụ phiến xoan mọc gần đối . Hoa mọc ở nách lá , hoa ít , cụm hoa cao 2-7cm. Mú từn  có vị hơi chát, tính bình giúp bổ can thận kháng viêm . Rễ , thân cây mú từn là những bộ phận được sử dụng làm thuốc.  Mú từn  là một vị thuốc  kích thích sinh lý,   bổ thận tráng dương cực hay. Hình ảnh mú từn cây mú từn Mú Từn hay còn gọi là cù boong nậu, đây là tên gọi một loài cây theo tiếng Thái và mang ý nghĩa rất đặc biệt. Trong tiếng Thái, “mú” có nghĩa là “lợn”, còn “từn” có nghĩa là điên, vì vậy, cây mú từn còn có tên gọi khác là cây lợn điên. Các già làng, trưởng bản người Thái có kể rằng từ thời xa xưa khi thử cho lợn ăn cây mú từn chúng sẽ bị kích thích mạnh mẽ, liên tục phá chuồng để chạy rông, đòi giao phối. Chính tác dụng này của cây mú từn đã khiến cho những người thầy thuốc...

Quả Tứn Khửn ( Phơi Khô )

  Quả Tứn Khửn Quả Tứn Khửn là một loại quả ngâm rượu bí truyền của đồng bào dân tộc Pu Hao. Nó có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là đối với nam giới. Rượu tứn khửn có công dụng bổ dương, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý nam, là tiên dược giúp các quý ông viên mãn trong chuyện chăn gối. Thành phần chính của loại rượu ngâm này là cây tứn khửn hay còn gọi là chí chuôn chua hay chí chiền chùa, là một loại quả nhỏ bằng nắm tay hình dáng tương đồng quả na ăn. Hiểu nôm na theo tiếng dân tộc, loại quả này có nghĩa là: dựng lên. Hình ảnh cây tứn khửn Cây tứn khửn mọc trong rừng, rất sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời. Cây này có củ mọc dưới đất, lá nhỏ, màu xanh nhạt, dây và lá bò lan khắp mặt đất, quả chín có màu đỏ trắng, trông rất đẹp mắt và quả bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời. Đến đầu mùa đông quả tứn khửn bắt đầu chín, qủa khi chín có mùi thơm cay rất đặc trưng, hương bay xa. Qủa tứn khửn là thức ăn của rất nhiều muông thú, vì vậy ...

Cây Cứt Quạ Lá Nhỏ ( Phơi Khô )

  CÂY CỨT QUẠ Quả Cứt Quạ – Dây cứt quạ là một giống thân thảo, tiểu mộc và những loài cây nhỏ gần như leo mọc trong những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên thế giới. Những dây cứt quạ được dùng cho mục đích y học Cây thường mọc trong vùng Ấn Độ, Mả Lai ở những nơi đất hoang, bãi trống và trong những trảng, rừng tái sinh nhất là những nơi mà dân tộc du mục đốt phá san bằng làm rẫy, ở khắp nơi miền nam và trên cao nguyên, từ vùng thấp đến vùng cao 1000 m. Thu hoặch các bộ phận quanh năm, đọt dùng để nấu canh . Thực vật và môi trường : Nguồn gốc :  Đông nam Á Mô tả thực vật : Cỏ bò , có thân mảnh, phân nhánh nhiều, vòi đơn. Lá  có phiến có hình năm góc, nhám nhám, mép lá dợn sóng như răng, dài 4 – 6 cm, rộng 3 – 5 cm, có tuyến và lông thưa, cuống lá có lông dài 3 – 4 cm, . Hoa , đồng chu, có nghĩa là hoa đực và hoa cái cùng một dây. Hoa đực gắn thành chùm, mọc ở nách lá, có lá hoa kết lợp, vành trắng rộng 3 cm, bao phấn dính nhau, uốn cong chữ S, chót có m...

Vị thuốc Hạt Mã Tiền

  Hạt Mã Tiền Từ xưa đến nay công dụng hạt Mã Tiền được khá nhiều người biết, vậy hạt mã Tiền là gì? Tên khoa học :  Cây có tên khoa học là  Strychnns nuxvomica  L Khu vực phân bố Có 2 loại cây mã tiền: Loại mã tiền mọc thẳng đứng và loại mã tiền dạng cây dây leo. Mã tiền mọc thẳng đứng chỉ phân bố ở các tỉnh miền Nam như: Gia Lai, Kom tum, Đăk Lăc, Lâm Đồng… Cây mã tiền dây leo mọc ở các tỉnh miền núi phí Bắc Như: Lào cao, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình…. Trong kháng chiến cây mã tiền là 1 dược liệu dùng để điều chế thuốc  strycnin  để dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay 100% nguồn dược liệu này đều được thu hái tự nhiên, chưa có nơi nào tiến hành trồng cây thuốc này. Bộ phận dùng Bộ phận được dùng làm thuốc của cây là hạt. Cách chế biến và thu hái Hạt mã tiền có độc tính nên được chế biến rất kỹ, có 2 cách chế biến khử độc hạt mã tiền như sau: Cách 1 ngâm nước vo gạo: Hạt mã tiền được ngâm trong nước vo gạo 1 ngày và 1 đêm, đem ra bóc...

Chi Tử ( Hạt Dành Dành )

  Chi Tử ( Hạt Dành Dành ) Hạt dành dành ( Dược Liệu Chi tử ) là một vị thuốc nam quý có nhiều công dụng, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Ở bài viết này xin giới thiệu tới các bạn một số bài thuốc thông dụng có vị chi tử. Hạt dành dành còn có tên gọi khác là chi tử, sơn chi tử (Chi tử là một vị thuốc nam được chế biến từ quả dành dành phơi khô, đây là vị thuốc nam được dùng nhiều trong đông y). Cây Dành Dành Tên khoa học Gardenia jasminoides  Ellis. Thuộc họ cà phê Mô tả Các bạn xem hình ảnh cây dành dành phía dưới. Khu vực phân bố Cây dành dành thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Sơn La, Hòa BÌnh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang… Ngoài ra ở đồng bằng một số tỉnh có trồng cây này làm thuốc và làm cảnh vì cây có hoa rất đẹp. Bộ phận dùng Quả là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Thu hái: Cây dành dành ra hoa vào tháng 4, đậu quả vào tháng 8 hàng năm. Thời điểm thu hái quả dành dành là vào tháng 10, tháng 11. Chế biến: Có 2 cách...